Có nên đầu tư bất động sản ‘ngộp’ chờ hết dịch thì bán không?

Được bạn rủ góp tiền đầu tư chung bất động sản “ngộp” với lý do mức sinh lời cao, trung bình trên 25%. Có nên cùng tham gia ‘săn’ đầu tư loại bất động sản này ngay bây giờ để hết dịch bán kiếm lời?

Anh Dũng – Một nhà đầu tư chia sẻ rằng có 1 tỷ đồng và được người bạn rủ góp vốn cùng ‘săn’ bất động sản của những người đang “cắm” bất động sản vào ngân hàng để vay tiền kinh doanh, nhưng thời gian thanh toán đến và chủ sở hữu không có khả năng đáo hạn.

Bất động sản ‘ngộp’ có thực sự sinh lời cao để đầu tư lúc này?

Anh Dũng cho hay, người bạn của anh nói, những trường hợp đó thường bán đất trước thời gian đáo hạn với giá rẻ hơn thị trường từ 10% trở lên. Do đó, nếu đầu tư vào đất “ngộp” sẽ có mức sinh lời trung bình trên 25%.

Trong khi đó, với lãi suất ngân hàng như thời điểm hiện tại đã giảm thấp, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì số tiền lãi không nhiều. Vì thế nếu đầu tư vào đất đang được chủ rao bán gấp thì mức sinh lời cao hơn nhiều so với gửi tiền ngân hàng.

“Trước những phân tích của bạn tôi, tôi rất băn khoăn liệu đầu từ vào bất động sản “ngộp” thực sự sẽ sinh lời cao như bạn tôi nói? Tôi có nên góp vốn cùng bạn đầu tư vào bất động sản “ngộp” lúc này hay không?”, anh Dũng đưa ra câu hỏi.

Chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Thế Hiển cho hay, bất động sản “ngộp” tức là chủ sở hữu đang bị “kẹt” nợ ngân hàng rất lớn và họ cần bán, nếu không thì ngân hàng xiết luôn.

“Ngân hàng đang nắm hồ sơ giấy tờ, chúng ta nghĩ rằng làm việc với ngân hàng hoặc mua qua đấu giá là ổn rồi. Nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau. Với bất động sản “ngộp”, phải xem xét kỹ về pháp lý, quyền mua và vấn đề thanh toán. Có nhiều trường hợp, tôi thấy giao dịch dạng như vậy, cuối cùng gặp trục trặc về giấy tờ”, ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, nhà đầu tư nên ‘né’ bất động sản “ngộp” trong giai đoạn này, nếu không chuyên trong lĩnh vực đó. Ngay cả cán bộ tín dụng ngân hàng đang nắm thông tin về một bất động sản “ngộp” nào đó và họ giới thiệu ra, thì khoản chênh lệch lời cũng không đủ hấp dẫn để chúng ta chấp nhận rủi ro.

“Bất động sản ‘ngộp’ chỉ dành riêng cho những người chuyên “săn” sản phẩm này và họ có dòng tiền nhanh để luân chuyển qua lại. Còn nếu không chuyên thì nên đứng ở ngoài”, chuyên gia Đinh Thế Hiển lưu ý.

Cũng theo vị chuyên gia này, nếu các nhà đầu tư muốn ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản trong giai đoạn này cần chú ý đến 3 tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm, đó là yếu tố pháp lý, địa điểm và giá cả.

Ông Hiển phân tích, hiện tại, ngoài việc mua vì nhu cầu thông thường, nhiều người còn mua vì cơ hội. Bởi khó khăn của người này là cơ hội của người khác. Tình hình chung khiến cho nhiều người đang ‘ôm’ bất động sản gặp khó khăn và phải bán, đó là cơ hội cho người mua.

Trên góc độ này, ông Hiển cho rằng, nên tìm những sản phẩm có giá trị lâu dài hoặc là sản phẩm nào giảm sâu hơn thì có thể mạnh dạn mua. Đặc biệt là với những bất động sản chỉ có cơ hội này mới giảm, chứ bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố.

“Nhà phố thường 7-8 tỷ trở lên mà số tiền đó không phải ai cũng có. Nhà phố đang bị khủng hoảng cho thuê, khiến người ta muốn giảm giá để bán. Trong giai đoạn bình thường, bạn thích căn nhà phố đó cũng không mua được, đó là sản phẩm người ta không mua để bán mà để dành lâu dài. Chỉ có cơ hội này, họ mới bán mà còn giảm giá”, ông Hiển phân tích.

Song chuyên gia cho rằng, tùy theo khẩu vị của mỗi người có thể chọn đất nền, căn hộ hay thậm chí là đất vùng xa để đầu tư nhưng phải lưu tâm 3 tiêu chí quan trọng là pháp lý, địa điểm và giá cả hợp lý.

Đối tác
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM
QUÂN ĐỘI

Ngân hàng

QUÂN ĐỘI
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN

Ngân hàng

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN
TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)

Ngân hàng

TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)
G

LH: 0978.728.107