Điểm sáng nào để bất động sản 2021 hồi phục vào cuối năm?

Bất động sản Việt Nam đang chứng kiến một bức tranh khá bình lặng trong giai đoạn Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Với quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 từ Chính Phủ và nỗ lực từ các doanh nghiệp, thị trường bất động sản những tháng cuối năm dự đoán sẽ có cơ hội phục hồi trở lại?
 

Bất động sản: nỗ lực giữ điểm “neo” thị trường

Nửa đầu năm 2021,trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết vẫn ghi nhận kết quả khả quan nhờ bàn giao sản phẩm từ các dự án đã triển khai trước đó. Dù vậy, đa phần doanh nghiệp BĐS vừa và nhỏ lại phải đối mặt với tình trạng kinh doanh thua lỗ, trong đó hơn 80% sàn giao dịch bất động sản làm trung gian môi giới hầu như phải dừng hoạt động.

Thị trường bất động sản có bức tranh bình lặng khi Covid-19 lần thứ 4 trở lại

Tác động của dịch bệnh đã làm nhu cầu đầu tư BĐS giảm sút mạnh dù thực tế nguồn cung vẫn rất lớn cùng nhiều chính sách hỗ trợ kích cầu trong giai đoạn này. Để “giữ ấm” thị trường, đòi hỏi phải có sự quyết liệt trong các công tác phòng-chống dịch bệnh, kết hợp lãi suất ưu đãi từ ngân hàng và nỗ lực từ các doanh nghiệp BĐS khi triển khai nhiều chính sách và hướng tiếp cận mới để “neo giữ” khách hàng.

Thực tế, trong 6 tháng qua, lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9,2-9,5%, thấp nhất trong 10 năm qua. Theo tình hình này, trong Quý 3, lãi suất vay mua nhà tại các ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì ở mức ổn định (từ 5,9 % – 8,3%/năm) nhằm hỗ trợ kích cầu BĐS vượt qua giai đoạn hiện nay.

Nhằm cải thiện tâm lý đầu tư, các doanh nghiệp BĐS như Tập đoàn Đất Xanh, An Gia, Kim Oanh…đã và đang triển khai nhiều gói kích cầu, điển hình là chính sách chiết khấu cho khách hàng thân thiết, kéo dài thời gian thanh toán, phương thức thanh toán linh hoạt, tặng sổ tiết kiệm, tặng gói bảo hiểm sức khoẻ và tài sản.

Dồn sức để duy trì hoạt động là điều mà các doanh nghiệp ưu tiên ngay lúc này. Không thể kinh doanh theo hình thức mở bán trực tiếp, các doanh nghiệp đã chuyển sang các buổi bán hàng online. Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay là livestream, hay áp dụng công thực tế ảo, trải nghiệm không gian nhà ở, văn phòng 3D trên các nền tảng công nghệ, đưa thông tin đến khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.

Bên cạnh đó, việc mở rộng quỹ đất, lên kế hoạch triển khai sản phẩm ở nhiều phân khúc là động thái cho thấy các doanh nghiệp đang chuẩn bị một nền tảng vững chắccho sự trở lại ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Trong một kịch bản tươi sáng hơn, khi công tác vaccine được triển khai rộng khắp nhằm hướng đến việc miễn dịch cộng đồng toàn dân, thị trường BĐS sẽ có hy vọng phục hồi trở lại ở Quý IV.

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong thời gian tới. Ngày 9/7, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị 01 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nhằm đảm bảo việc giải ngân phải được hoàn thành 100% mục tiêu vào cuối năm 2021.

Theo chiến lược, các tỉnh trong vùng “Bát giác kim cương” bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang vẫn là khu vực kết nối đầy tiềm năng nhờ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cùng chính sách kêu gọi đầu tư từ chính quyền địa phương.

Về nhu cầu đầu tư, khu vực này được nhắm đến như một vùng đất đầy triển vọng cho các ngành công nghiệp và ngành sản xuất phụ trợ nằm gần vùng kinh tế trọng điểm. Về nhu cầu an cư, nguồn cung nội đô khan hiếm tiếp tục gia tăng nhu cầu lớn về nhà ở mở rộng ra các vùng ven.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ là một mắt xích giao thông quan trọng dự kiến được đưa vào khai thác trong năm 2022.

Trong đó, khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM đang dần đáp ứng nhu cầu đầu tư và an cư khi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Long Thành (Đồng Nai) vẫn được triển khai đúng tiến độ. Hạng mục san nền thoát nước cho khu vực nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay được triển khai thiết kế để thi công trong tháng 11/2021. Công tác chuẩn bị mặt bằng khởi công phần móng nhà ga hành khách và các khu vực còn lại dự kiến sẽ được thi công trong Quý I/2022.

Trong đó, khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM đang dần đáp ứng nhu cầu đầu tư và an cư khi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Long Thành (Đồng Nai) vẫn được triển khai đúng tiến độ. Hạng mục san nền thoát nước cho khu vực nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay được triển khai thiết kế để thi công trong tháng 11/2021. Công tác chuẩn bị mặt bằng khởi công phần móng nhà ga hành khách và các khu vực còn lại dự kiến sẽ được thi công trong Quý I/2022.

Khu đô thị thương mại Century City rộng 48,9 ha tại Long Thành với nhiều công trình và tiện ích hạ tầng đã hoàn thiện, mang đến diện mạo đầy sức sống.

Song song đó, nhiều tuyến cao tốc trọng điểm như: mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành (dự kiến hoàn thành năm 2023), cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương… Dự kiến đến năm 2025, hệ thống cơ sơ hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ cho “thành phố sân bay” và khu vực lận cận sẽ tạo sức bật lớn kích cầu sự tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đối tác
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM
QUÂN ĐỘI

Ngân hàng

QUÂN ĐỘI
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN

Ngân hàng

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN
TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)

Ngân hàng

TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)
G

LH: 0978.728.107