Sống kham khổ hay đem tiền đi đầu tư và mua nhà sau?

“An cư lạc nghiệp”, dù phải vay thêm ngân hàng 50 – 70% giá trị tài sản rồi ôm cục nợ hàng chục năm. Quan điểm này có còn đúng?

Quan điểm về câu chuyện người trẻ nên mua nhà an cư khi có tích cóp ít ỏi hay đem số tiền đó đi đầu tư, rồi dư giả mua nhà sau? Ông Nguyễn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới BĐS Việt Nam – KV Miền Nam đã chia sẻ về vấn đề này.

Vay ngân hàng mua BĐS, sống kham khổ, còng lưng trả nợ 20-25 năm?

Mỗi người có quan điểm riêng về vấn đề chốn an cư. Có nhiều quan niệm, người trẻ nên liều mua nhà, bằng số vốn tích cóp khiêm tốn cộng với vay ngân hàng, để có chỗ “an cư lạc nghiệp”. Bởi thực tế, giá nhà ngày càng leo thang, chờ tích lũy đủ để mua được nhà thì rất khó.

Nhưng, cũng có một vài quan điểm cá nhân, người trẻ nên nghĩ đến đầu tư thay vì tìm chốn an cư khi dòng tiền còn chật vật.

Ông Nguyễn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới BĐS Việt Nam – KV Miền Nam cho rằng, hiện nay rất nhiều bạn trẻ đi làm vài năm gom góp tích lũy được một ít tiền là nghĩ đến chuyện mua nhà – căn hộ vì có quan điểm “An cư lạc nghiệp”, dù phải vay thêm ngân hàng 50 – 70% giá trị tài sản rồi ôm cục nợ hàng chục năm. Theo ông Hùng, quan điểm này chưa đúng, tại sao các bạn không đầu tư sinh lời trên số tiền mình có kể cả vay thêm, khi nào tài chính đủ hoặc dư giả hãy nghĩ đến mua nhà.

Hiện nay, khá nhiều người trẻ có suy nghĩ rằng “an cư lạc nghiệp ” đồng thời thấy giá nhà – chung cư hiện nay luôn tăng giá hàng năm, nếu chờ tích lũy đủ tiền rồi mới mua thì không biết đến bao giờ mới mua được. Do đó khi đi làm được vài năm, hoặc 2 vợ chồng tích góp được năm bảy trăm triệu hoặc một tỷ đồng thì các bạn luôn nghĩ phải mua nhà (căn hộ) để ổn định cuộc sống dù sao đó cũng là nhà của mình, thiếu bao nhiêu thì vay ngân hàng rồi trả dần.

“Nhưng các bạn đã suy thấu đáo tất cả hệ lụy khi vay rất nhiều tiền để mua nhà (căn hộ) chưa?”, ông Hùng đặt câu hỏi.

Theo vị chuyên gia này, khi mua một căn hộ để ở, nghĩa là xác định BĐS không sinh lợi hàng tháng. Lý do, ngay cả khi căn hộ đó đó tăng giá 3-5% mỗi năm nhưng vì xác định đó là chốn an cư, không phải là tài sản để bán thì cũng được xem như không sinh lợi. Thế nhưng, hàng tháng người mua vẫn phải lo tiền trả lãi cộng gốc cho ngân hàng, lúc nào trong đầu cũng có suy nghĩ gắng làm để trả nợ. Khi đó, người trẻ sẽ không dám mạo hiểm thay đổi công việc, ngại đi làm ở nơi có thu nhập tốt hơn vì quá xa căn hộ đã mua, rất bất tiện cho việc hàng ngày đưa đón con nhỏ tuổi đi học …

“Và trước khi vay tiền ngân hàng để mua chốn an cư người trẻ đã tính hết tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng như chi phí sinh hoạt cá nhân, ăn uống, đám cưới, sinh nhật, ma chay, hoặc sửa xe, điện thoại, hỗ trợ bố mẹ, chi phí học hành con cái… Hay hàng tháng có thể thu nhập còn lại vừa đủ để trả nợ ngân hàng và rồi cuộc sống của người trẻ cứ như vậy kéo dài 20-25 năm. Chưa tính những rủi ro như dịch Covid-19 làm giảm thu nhập và khả năng trả nợ… “, ông Hùng quan điểm.

Nên đem tiền đi đầu tư thay vì an cư trước

Theo ông Hùng, khi người trẻ đã tích góp được bảy tám trăm triệu hay một tỷ đồng thay vì vay thêm để mua căn hộ để ở, nên đầu tư vào lĩnh vực mà các bạn am hiểu nhất hoặc là đầu tư bất động sản đất nền. Với đầu tư bất động sản đất nền thì theo thống kê 10 năm trở lại đây việc tăng giá khoảng trung bình khoảng 20-30% /năm trong khi lãi suất vay ngân hàng khoảng 9 -10%/ năm, thậm chí có nơi tăng 50%/ năm nếu chọn đúng thời điểm. Còn chỗ ở, người trẻ có thể ở cùng với cha mẹ hoặc đi thuê nhà, thuê căn hộ ở những nơi phù hợp với nhu cầu đi lại để thuận tiện công việc của các bạn thậm chí là trường học của con trẻ.

Khi đi thuê căn hộ, người trẻ có thể dời đi bất cứ lúc nào mình muốn nếu cảm thấy nơi đó không phù hợp, hoặc thay đổi chỗ làm, con cái thay đổi trường học…kể cả thay đổi môi trường sống cũng là một điều thú vị, sao lại cứ phải ở một chỗ khi các bạn còn rất trẻ.

Vị chuyên gia này, cũng chỉ cách để người trẻ biết cách đầu tư đất nền thế nào cho sinh lợi tốt.

Đầu tư ở những khu vực vùng ven của các thành phố lớn đang hoặc chuẩn bị đầu tư phát triển hệ thống giao thông thuận lợi, giúp cho các phương tiện đi lại dễ dàng, các khu vực đó sẽ thì luôn phát triển và sầm uất, giá cả sẽ tăng cao và mua bán cũng thuận lợi và thanh khoản tốt.

Bên cạnh những khu đô thị lớn chuẩn bị hình thành trong lương lai, xung quanh các cụm công nghiệp sắp triển khai.

Theo ông Hùng, nhà đầu tư nên đầu tư nền đất có diện tích 80 – 150 m2 có giá tầm 1-1.5 tỉ đồng (có thể là đất dân có sổ thổ cư) hoặc những miếng đất có dịch tích lớn 1000 -2000m2 với giá 1–2 tỷ đồng ( sổ đất nông nghiệp nhưng chuyển đổi lên đất xây dựng được)… Thay vì vay mua căn hộ để ở các bạn phải vay 50% -70% giá trị căn hộ thì khi đầu tư đất nền các bạn chỉ vay trong khoảng 30-50% là an toàn. Đặt kỳ vọng sau một năm giá trị miếng đất sẽ tăng lên 20-30-40%, kỳ vọng này là hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chon đúng khu vực và thời điểm. Thời điểm hiện nay mặt bằng giá đang đứng vì đại địch Covid 19 cũng là một cơ hội.

Lưu ý là nhà đầu tư cũng nên tính toán khả năng trả nợ hàng tháng để vay số tiền phù hợp, nắm rõ thu nhập hiện tại và thu nhập dự kiến trong tương lai, bao gồm các khoản lương, thưởng và các khoản thu nhập bất thường trừ đi tất cả khoản chi tiêu … luôn đảm bảo rằng số dư hàng tháng phải cao hơn số tiền trả lãi ngân hàng.

Khi đạt được các tiêu chí trên và có được lô đất ưng ý thì bạn hãy mạnh dạn vay mượn thêm của gia đình người thân hoặc ngân hàng để đầu tư ngay.

Ngoài ram người trẻ cũng nên đầu tư cho bản thân, cho trí tuệ và công việc cũng như đầu tư cho sức khỏe “có sức khỏe mới có sức để kiếm tiền”….

“Cuối cùng, tôi nói ra không phải để làm các bạn mất lòng tin khi mua nhà để an cư, mà tôi khuyên các bạn nên đầu tư trước. Khi các khoản đầu tư của các bạn liên tục sinh lợi qua hàng năm các sẽ thấy tâm trạng luôn phấn khởi và tâm hồn tràn đầy sức sống. Khi tích lũy một số vốn trong tay rồi người trẻ cũng đã trưởng thành hơn, ổn định công việc hơn, cảm nhận được khu vực nào ở tốt nhất phù hợp nhất lúc đó các bạn mua nhà để. ” An cư lạc nghiệp” cũng chưa muộn nếu không phải đi vay và lo trả nợ, có chăng chỉ đi du lịch và hưởng thụ cuộc sống”, vị chuyên gia này dành lời khuyên.

Đối tác
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM
QUÂN ĐỘI

Ngân hàng

QUÂN ĐỘI
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN

Ngân hàng

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN
TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)

Ngân hàng

TMCP Phương Đông OCB (Việt Nam)
G

LH: 0978.728.107